Giá cà phê ngày 12/4: Cà phê Việt tăng mạnh, đạt mức cao nhất 123.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới duy trì mạch tăng

Giá cà phê thế giới vào lúc 21h00 tối nay (11/4 – theo giờ Việt Nam) đang ở trạng thái cùng tăng giá trên 2 sàn giao dịch quốc tế.

Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta đang dao động trong khoảng 4.961 – 5.064 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2025 trên sàn London tăng lên mức 5.008 USD/tấn, tăng 1,44%, tương đương tăng 71 USD/tấn so với phiên trước.

Tiếp mạch tăng, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 5/2025 đang là 343,40 US cent/lb, tăng 0,16% tương đương tăng 0,55 US cent/lb so với cuối phiên trước đó.

Giá cà phê trong nước tăng 2.000 – 2.200 đồng/kg

Giá cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến cuối ngày 11/4 tăng tiếp so với phiên giao dịch sáng và phiên liền trước. Hiện giá cà phê khu vực Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 121.500 – 123.000 đồng/kg, giá bán trung bình 123.000 đồng/kg.

Chi tiết giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê nhân xô đến cuối ngày 11/4 giá bán đang là 121.500 đồng/kg, tăng 2.200 đồng/kg so với phiên sáng. Trong khi đó, giá cà phê ở huyện Cư M’gar; thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk hiện đang giao dịch ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại một số địa phương khác đến tối nay cũng tăng mạnh, như ở Đắk Nông, giá cà phê đang ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng đang ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với phiên sáng 11/4.

Giá thu mua cà phê trong nước đến cuối ngày 11/4 đã tăng lên mức 123.000 đồng/kg

Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản

Theo https://www.renub.com, tiêu thụ cà phê của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 0,47% trong giai đoạn năm 2025 – 2033 và ước tính đạt 5,66 tỷ USD vào năm 2033, từ mức 5,43 tỷ USD vào năm 2024. Nhu cầu về cà phê gia tăng cùng với sự phát triển của các quán cà phê đặc sản, sở thích đối với các sản phẩm cà phê cao cấp và tiện lợi của người tiêu dùng Nhật Bản do lối sống và thị hiếu đang thay đổi.

Để xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối, mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, bảo quản, tối ưu hóa hệ thống logistics và tiếp cận thị trường.

Đánh giá