Giá vàng lên xuống thất thường trong tuần từ 10-15/2.
Kết phiên cuối tuần 15/2, Công ty SJC niêm yết giá mua/bán vàng miếng SJC ở mức 87,3 – 90,3 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng đối với chiều mua trong khi giá bán không thay đổi so với phiên cuối tuần trước (8/2). Chênh lệch mua/bán vàng miếng tại SJC là 3 triệu đồng/lượng.
Đóng cửa phiên 15/2, tương tự, Công ty DOJI, Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải cũng đồng loạt điều chỉnh giá mua vào vàng miếng tăng 500.000 đồng/lượng trong khi giá bán ra giữ nguyên với giá chốt phiên 8/2, giao dịch tại 87,3 – 90,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua-bán ghi nhận ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Công ty Phú Quý niêm yết giá mua-bán vàng miếng SJC chốt phiên 15/2 ở mức 87,5 – 90,3 triệu đồng/lượng, tăng 700 nghìn đồng/lượng đối với chiều mua trong khi giá bán không thay đổi so với chốt phiên 8/2. Chênh lệch mua/bán vàng miếng là 2,8 triệu đồng/lượng.
Biên độ chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC trên thị trường trong tuần 10-15/2 chủ yếu dao động từ 1 – 3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC tại Công ty Mi Hồng thấp nhất thị trường với 1 triệu đồng.
Tại khu vực phía Nam, giá vàng miếng tại Công ty Mi Hồng lúc đóng cửa phiên 15/2 ghi nhận nhịp điều chỉnh tăng 1,6 triệu đồng/lượng đối với chiều mua và tăng 1,3 triệu đồng/lượng đối với chiều bán so với giá chốt phiên 8/2, giao dịch tại 88,8– 89,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua-bán là 1 triệu đồng/lượng.
Tính đến hết ngày 14/2, ba ngân hàng BIDV, Vietcombank và VietinBank đều đồng loạt nâng giá bán vàng miếng SJC lên mức 91,3 triệu đồng/lượng. So với phiên cuối tuần trước (7/2), giá mua/bán vàng miếng tại ba ngân hàng này tăng 1 triệu đồng/lượng, từ mức 90,3 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng miếng SJC từ đầu năm 2025. Đơn vị: triệu đồng/lượng – Nguồn: VnEconomy tổng hợp từ SJC.
Trên thị trường vàng nhẫn, chốt phiên 15/2, giá mua vào vàng nhẫn “4 số 9” tại Công ty SJC tăng 500 nghìn đồng/lượng và giá bán ra tăng 300 nghìn đồng/lượng so với phiên cuối tuần trước (8/2), giao dịch tại 87,3 – 90,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán ở mức 2,8 triệu đồng.
Giá mua vào vàng nhẫn tại Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh tăng 1,65 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra chỉ nhích nhẹ 5.000 đồng/lượng so với chốt phiên 8/2, giao dịch tại 88,45 – 90,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán ở mức 1,85 triệu đồng.
Công ty Bảo Tín Mạnh Hải nâng giá mua-bán vàng nhẫn lên 88,35 – 90,3 triệu đồng/lượng, tăng 1,55 triệu đồng/lượng đối với chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng đối với chiều bán so với giá chốt phiên 8/2. Chênh lệch giá mua-bán là 1,95 triệu đồng/lượng.
Giá mua vào vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý tăng 1,8 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra tăng nhẹ 100.000 đồng so với phiên 8/2, giao dịch 88,5 – 90,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán là 1,8 triệu đồng/lượng.
Công ty Mi Hồng niêm yết giao dịch mua, bán vàng nhẫn tại 88,6 – 89,8 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên của tuần trước (8/2), giá mua vào vàng nhẫn tăng 1,5 triệu đồng/lượng và giá bán ra tăng 1,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua-bán là 1,2 triệu đồng/lượng.
Ngược lại, tại Công ty DOJI, giá mua vào vàng nhẫn tăng 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán không thay đổi so với chốt phiên 8/2, giao dịch tại 88,3 – 90,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán ở mức 2 triệu đồng.
Tùy vào từng thương hiệu, giá niêm yết mua vào vàng nhẫn biến động từ 87,3 – 88,6 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra vàng nhẫn khoảng từ 89,8 – 90,3 triệu đồng/lượng trong tuần từ 10 – 15/2. Kết phiên cuối tuần (15/2), Công ty SJC có mức chênh lệch giá mua-bán cao nhất thị trường là 2,8 triệu đồng/lượng.
Ở phiên kết tuần, so với Công ty SJC, giá mua vào vàng nhẫn tại DOJI, Phú Quý, Mi Hồng, Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải đều cao hơn từ 1 – 1,3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, ngoại trừ Mi Hồng, giá bán ra vàng nhẫn tại DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải đều cao hơn SJC 200.000 đồng/lượng.
Như vậy, chốt tuần giao dịch từ 10 – 15/2, giá mua vào vàng nhẫn cao nhất và giá vàng nhẫn bán ra thấp nhất đều thuộc về Công ty Mi Hồng. Chênh lệch mua – bán của vàng nhẫn dao động từ 1,2 – 2,8 triệu đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng đã đảo chiều suy yếu sau hai phiên tăng liên tiếp. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (14/2), trên thị trường New York, giá vàng giao ngay đã sụt giảm 1,73% so với mức chốt phiên 13/2, tương đương với mức giảm 50,8 USD/oz, lùi về mức 2880,8 USD/oz. Tuy nhiên, giá vàng thế giới vẫn đánh dấu tuần tăng thứ bảy liên tiếp. Tính chung trong cả tuần, giá vàng thế giới đã bật tăng 21,3 USD/oz, với mức tăng đạt khoảng 0,74%.
Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương khoảng 88,8 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế và phí). Như vậy, trong tuần 10 – 15/2, tùy từng thương hiệu, giá bán vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn ghi nhận cao hơn so với giá vàng thế giới từ 1 – 1,5 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).
Đọc nhiều
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn
Giá dầu đang ‘nín thở’ chờ tín hiệu từ cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
Tỷ giá ngày 19/5: USD và nhân dân tệ giảm nhẹ
Kinh tế
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn
Giá dầu đang ‘nín thở’ chờ tín hiệu từ cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
Tỷ giá ngày 19/5: USD và nhân dân tệ giảm nhẹ
Đọc nhiều nhất
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn
Giá dầu đang ‘nín thở’ chờ tín hiệu từ cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
Tỷ giá ngày 19/5: USD và nhân dân tệ giảm nhẹ