Giá vàng vẫn là trọng tâm trên thị trường tài chính 24/7

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 17/4 tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 115,5 – 118,0 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 112,5 USD lên mức 3.341,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt về vùng 3.320 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,49 điểm.

 

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.893 đồng/USD, giảm 6 đồng so với phiên hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.700 – 26.060 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ 84.800 USD lên 85.000 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và đi ngang cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,65 USD (+1,04%), lên 63,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,58 USD (+0,88%), lên 66,47 USD/thùng.

VN-Index tăng gần 7 điểm

Sau phiên sáng giao dịch với tâm thế thận trọng cao, ảnh hưởng bởi phiên đáo hạn phái sinh và những diễn biến kém khả quan ở Phố Wall đêm qua, thị trường bước vào phiên chiều đã tích cực hơn.

Theo đó, dòng tiền nhập cuộc tự tin hơn giúp bảng điện tử dần cân bằng hơn, thậm chí đã đảo chiều về cuối phiên với sắc xanh chiếm ưu thế. Trong khi đó, nhóm bluechip cũng có thêm nhiều cổ phiếu tăng tốc, nới rộng đà tăng hoặc cũng đã trồi lên trên tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch 17/4: VN-Index tăng 6,95 điểm (+0,57%), lên 1.217,25 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,08%), lên 209,58 điểm; UpCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,16%), lên 90,53 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ đã kéo dài đà giảm trong phiên thứ Tư (16/4), sau khi Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell nhận định nền kinh tế Mỹ vẫn ở vị trí vững chắc, nhưng tăng trưởng dường như đang chậm lại.

Bình luận của Chủ tịch Fed đã “tiếp sức” cho lệnh bán tháo cổ phiếu trên thị trường, vốn đã chịu áp lực từ sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu chip, đặc biệt là Nvidia khi giảm 6,9% trong ngày hôm nay.

Kết thúc phiên 16/4: Chỉ số Dow Jones giảm 699,57 điểm (-1,73%), xuống 39.669,39 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 120,93 điểm (-2,24%), xuống 5.275,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 516,01 điểm (-3,07%), xuống 16.307,16 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản phục hồi mạnh, sau khi khi Tokyo bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với Washington.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,35% lên 34.377,60 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,29% lên 2.530,23 điểm.

Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản, Bộ trưởng Kinh tế Ryosei Akazawa đã gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson vào thứ Tư, với Tổng thống Donald Trump cũng xuất hiện bất ngờ.

 

Phát biểu với các phóng viên sau các cuộc thảo luận về thuế quan, ông Trump đã ca ngợi trên mạng xã hội là đạt được “tiến bộ lớn”, ông Akazawa cho biết Washington muốn một thỏa thuận với Tokyo là “ưu tiên hàng đầu”.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, được hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy nền kinh tế tăng tốt hơn dự kiến trong quý I

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,26% lên 3.276,00 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,31% lên 3.772,82 điểm.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,4% trong ba tháng đầu năm, vượt qua ước tính 5,2% của giới phân tích.

Dữ liệu khác cũng cho thấy doanh số bán lẻ tháng 3 đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và cao hơn mức tăng 4% trong hai tháng đầu năm. Sản xuất công nghiệp tăng 7,7%, cao hơn nhiều so với mức dự kiến 5,9%.

Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc tiếp tục trì trệ, với giá nhà cả mới và cũ ở 70 thành phố hàng đầu suy yếu trong tháng 3 so với tháng trước và cả với cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán Hồng Kông hồi phục, trong bối cảnh lạc quan rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra các chính sách để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,61% lên 21.395,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,52% lên 7.897,44 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi ngân hàng trung ương thông báo giữ lãi suất ổn định đúng như dự báo của thị trường.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 22,98 điểm, tương đương 0,94% lên 2.470,41 điểm.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách, một động thái mà thị trường coi là hỗ trợ đồng won đang lung lay.

Kết thúc phiên 17/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 347,14 điểm (-1,01%), xuống 33.920,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,34 điểm (+0,26%), lên 3.276,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 409,29 điểm (-1,91%), xuống 21.056,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 29,98 điểm (-1,21%), xuống 2.447,43 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

– Dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ dần thu hẹp

Biến động thuế quan tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND và thu hẹp dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ..>> Chi tiết

– Ứng biến với “vạn biến”

Thị trường chứng khoán “trắng bên bán, tím bên mua” trong phiên 10/4/2025 và ghi nhận sắc xanh trong phiên 11/4, nhưng các doanh nghiệp đã chuyển sang tư thế phòng thủ để chuẩn bị cho một môi trường kinh doanh nhiều biến động, ít lạc quan hơn so với những gì đã kỳ vọng hơn một tuần trước đó..>> Chi tiết

– Cổ phiếu đầu tư công có thể trở thành “hầm trú ẩn”

Cổ phiếu xây dựng hạ tầng trong nhóm đầu tư công đang được các tổ chức phân tích đánh giá cao trong bối cảnh thị trường biến động mạnh..>> Chi tiết

– WTO: Triển vọng thương mại toàn cầu suy giảm đáng kể trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo rằng, triển vọng thương mại toàn cầu đã suy giảm đáng kể sau những mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các hiệu ứng lan tỏa có thể dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch Covid..>> Chi tiết

Đánh giá