Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024, theo số liệu được Bộ Công Thương công bố, đạt kỷ lục mới – gần 800 tỉ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gấp 3 lần kế hoạch được giao. Xuất nhập khẩu cũng là một trong những điểm sáng nổi bật, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Có nhiều yếu tố khách quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu. Từ thương mại quốc tế phục hồi rất tốt, tăng trưởng cả năm nay khoảng 3,2% trong khi năm ngoái chỉ tăng 0,4%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng giá mạnh trong năm nay như gạo, cà phê, ca cao và một số nông sản khác…
Bản thân doanh nghiệp (DN) cũng tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu) đều phục hồi tích cực. Như xuất khẩu sang Mỹ năm nay tăng tới 23,9% trong 11 tháng đầu năm; hay EU, ASEAN đều tăng trưởng 2 con số. Công tác tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại; công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam cũng có những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu. Đáng chú ý là tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước năm nay cao hơn so với tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI, đây là điều đáng ghi nhận.
Tích cực là vậy, nhưng bức tranh trong hoạt động xuất khẩu vẫn còn những điều cần lưu ý. Đầu tiên là tính bền vững, bởi kim ngạch xuất khẩu của khu vực DN FDI vẫn chiếm tỉ lệ hơn 72%. Xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, nhất là khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ tới sẽ sử dụng biện pháp này đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Bảo hộ thương mại sẽ đi kèm với các vụ điều tra, kiện tụng chống bán phá mà Mỹ là một trong những nước khởi xướng các vụ kiện tương đối nhiều.
Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm tới như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ tăng trưởng kinh tế chậm lại; nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam cũng bị chậm lại. Năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6%, là con số khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng 15% của năm nay.
Giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm nay tăng đột biến như gạo, cà phê, nông sản… sẽ khó tăng mạnh tiếp trong năm 2025, thậm chí có thể đảo chiều giảm. Và yêu cầu về xanh hóa ngày càng khắt khe, tiêu chuẩn cao hơn, như EU bắt đầu yêu cầu hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu vào khu vực này từ năm 2026.
Trong bối cảnh này, đòi hỏi chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ DN đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho DN để khai thác các hiệp định thương mại tự do hiệu quả nhất. Cần hỗ trợ để DN nắm bắt và kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro liên quan đến kiện tụng, chống bán phá giá, lừa đảo. Bản thân DN phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào chuyển đổi số, công nghệ, xanh hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đáp ứng yêu cầu của nước ngoài.
DN cũng cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa đồng tiền thanh toán. Cần tăng năng lực nội địa để tăng tính tự chủ hơn, bởi trong khâu nguyên phụ liệu đầu vào, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều và rất thiếu nguyên liệu đầu vào khi ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng.
Quan trọng không kém là đẩy nhanh tiến trình xanh hóa, số hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, vừa tăng năng lực cạnh tranh cho DN, ngành hàng và nền kinh tế, khi đó xuất khẩu mới thật sự bền vững và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
TS Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng
Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia
Theo Thái Phương ghi (NLĐO)
Đọc nhiều
Giá heo hơi hôm nay, ngày 20/5: Miền Trung giảm nhẹ, miền Nam giữ mức cao nhất đất nước
Giá heo hơi ngày 20/5/2025: Miền Trung giảm nhẹ, giá ổn định ở các vùng khác
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn
Kinh tế
Giá heo hơi hôm nay, ngày 20/5: Miền Trung giảm nhẹ, miền Nam giữ mức cao nhất đất nước
Giá heo hơi ngày 20/5/2025: Miền Trung giảm nhẹ, giá ổn định ở các vùng khác
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn
Đọc nhiều nhất
Giá heo hơi hôm nay, ngày 20/5: Miền Trung giảm nhẹ, miền Nam giữ mức cao nhất đất nước
Giá heo hơi ngày 20/5/2025: Miền Trung giảm nhẹ, giá ổn định ở các vùng khác
Thị trường lúa gạo: Giá dao động nhẹ, xuất khẩu vẫn đang trầm lắng
Số lượng cung cấp lúa gạo tăng lên
Giá cà phê hôm nay 20/5: Dồi dào nguồn cung, tồn kho tăng lên
Nâng cao cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam
Thị trường tài chính 24/24: Cần cẩn thận theo dõi diễn biến đàm phán thương mại
Giá dầu châu Á giảm do tín hiệu xấu từ các nền kinh tế lớn