Triển vọng tích cực của chứng khoán trên thị trường tài chính 24h

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 21/4 tăng 4 triệu đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 116,00 – 118,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 14,6 USD xuống 3.327 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều và tăng lên 3.390 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,41 điểm.

 

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.907 đồng/USD, tăng 9 đồng so với phiên cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.700 – 26.060 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua gần như không đổi tại 84.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã có nhịp tăng vọt lên 87.200 USD, trước khi lùi về 86.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,80 USD (-2,78%), xuống 62,84 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,84 USD (-2,71%), xuống 66,12 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Hầu hết các nhóm ngành khởi sắc đã đã giúp thị trường duy trì đà tăng ổn định quanh mức 1.225 điểm trong suốt cả phiên sáng.

Bước sang phiên chiều, có thêm nhiều cổ phiếu đua nhau nới rộng đà tăng, nhiều mã kéo trần thành công, đã nhanh chóng đưa VN-Index vượt qua mốc 1.230 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán dần gia tăng và khiến chỉ số hạ độ cao và lùi về gần tham chiếu khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 21/4: VN-Index giảm 12,05 điểm (-0,99%) xuống 1.207,07 điểm; HNX-Index giảm 1,63 điểm (-0,76%) xuống 211,47 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,43%) xuống 90,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày thứ Sáu Tuần Thánh (18/4).

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm khi đồng yên mạnh lên đã gây áp lực đến cổ phiếu các nhà xuất khẩu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,30% xuống 34.279,92 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,18% xuống 2.528,93 điểm.

Đồng yên đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng so với đồng USD, khi niềm tin lung lay vào các tài sản của Mỹ trở nên trầm trọng hơn, do áp lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào Cục Dự trữ Liên bang.

Các nhà sản xuất ô tô sụt giảm, với Toyota Motor và Honda Motor giảm lần lượt là 2,9% và 1% và Suzuki Motor mất 3,9%.

Trong khi đó, diễn biến đáng chú ý khác là Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự kiến sẽ có cuộc gặp trong tuần này.

Thủ tướng Shigeru Ishiba cho biết hôm Chủ nhật rằng, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh “sự công bằng” trong bất kỳ cuộc thảo luận nào với Mỹ về tỷ giá hối đoái.

 

Trước đó, ông Trump đã cho biết ông muốn các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản bao gồm việc làm rõ Tokyo có cố tình làm suy yếu đồng tiền của mình để mang lại lợi thế không công bằng hay không.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, trong bối cảnh kỳ vọng dâng cao về các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh để bù đắp tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,45% lên 3.291,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,33% lên 3.784,88 điểm.

Các nhà đầu tư đang đặt cược vào các biện pháp kích thích táo bạo hơn của Bắc Kinh trong những tháng tới để giúp giảm thiểu rủi ro bởi căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ.

Trong khi UBS, Goldman Sachs, Nomura và các công ty khác đã cắt giảm dự báo của họ đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng cũng hy vọng nhiều biện pháp hơn từ các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ củng cố nền kinh tế.

“Chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu và chi tiêu số tiền thu được trong những tháng tới”, Andrew Tilton, một nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ lễ ngày Phục Sinh.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm nhẹ, khi giới đầu tư có phần thận trọng trước cuộc đàm phán thuế quan sắp tới giữa Mỹ và Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 5,00 điểm, tương đương 0,20% lên 2.488,42 điểm.

Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok và Bộ trưởng Thương mại Ahn Duk-geun sẽ gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent bên lề Hội nghị Mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới.

Cuộc họp sẽ tập trung vào hy vọng nới lỏng mức thuế đối ứng 25% do Tổng thống Mỹ Trump công bố đối với Hàn Quốc – một biện pháp hiện đang được tạm dừng nhưng vẫn chưa chắc chắn trong tương lai.

Kết thúc phiên 21/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 450,36 điểm (-1,30%), xuống 34.279,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,70 điểm (+0,45%), lên 3.291,43 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 5,00 điểm (+0,20%), lên 2.488,42 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

– Điều chỉnh kỳ vọng

Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Vừa qua, câu chuyện chiến tranh thương mại đã tác động mạnh lên nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam..>> Chi tiết

– Lọc tìm cơ hội

Diễn biến thị trường tuần qua tiếp tục thử thách bản lĩnh nhà đầu tư khi các phiên đầu tuần giảm mạnh, hồi phục phiên sau đó và phiên cuối tuần kịch tích theo kiểu rất lạ khi đang tăng rất mạnh thì lại “bổ nhào”..>> Chi tiết

– Thị trường chứng khoán trước “ngã rẽ”…

Thị trường tài chính thế giới đang ghi nhận những tín hiệu ổn định trở lại, nhưng sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực..>> Chi tiết

– Những yếu tố hưởng lợi từ việc đồng đô la suy yếu

Việc đồng đô la suy yếu do tác động của căng thẳng thương mại đã phần nào đem tới lợi thế cho một số quốc gia, hàng hóa…>> Chi tiết

Đánh giá